MỚI: GẠO LỨC SẠCH GẠO SẠCH BẮC HƯƠNG
Rượu Sake là loại rượu truyền thống, đặc trưng của người Nhật. Loại rượu này được nấu từ các loại gạo quý của Nhật, cho mùi thơm lúa gạo ngọt ngào, không sốc như rượu mạnh. Để biết rõ hơn về các loại gạo nấu rượu Sake, người dùng có thể tham khảo thông tin chia sẻ dưới đây.
|
Sake là rượu nhẹ truyền thống của người Nhật. Có tài liệu cho rằng, loại rượu này đã xuất hiện từ cách đây hơn 2000 năm, là thức uống quý giá, chỉ dành cho các nghi lễ quan trọng của Thần giáo Nhật Bản. Về sau, rượu Sake được sản xuất phục vụ nhu cầu của người dân trong nước và xuất khẩu.
Nhắc đến Nhật Bản thì không thể bỏ qua rượu Sake
Ngày nay, nước Nhật có tới hơn 10.000 loại rượu sake khác nhau. Loại rượu này được sản xuất bởi bàn tay tài hoa của những bậc thầy chưng cất, pha chế nên không bị ảnh hưởng bởi bất kỳ nền văn hóa nào, không quốc gia nào có thể bắt chước được. Loại đồ uống này đang được sử dụng ở nhiều nơi trên thế giới vì có ưu điểm là vị nhẹ nhàng, thơm ngào ngạt mùi hương lúa gạo và không sốc như các loại rượu mạnh.
Có nhiều loại gạo được sử dụng để nấu rượu Sake và chúng có đặc tính khác so với gạo để ăn thường ngày. Cụ thể:
Một số cái tên tiêu biểu có thể kể đến gồm:
- Gạo Yamada Nishiki: Được ví là vua của các loại gạo nấu rượu sake. Rượu Sake được nấu từ loại gạo này có hương thơm ấn tượng, vị thơm ngon, dịu nhẹ, kết hợp rất hài hòa.
- Gạo Omachi: Tuy không thơm bằng loại gạo kể trên nhưng lại “thắng” ở hương vị tập trung, mộc mạc hơn. Vì vậy, loại gạo này thường được sử dụng để sản xuất các dòng rượu Sake cao cấp, đặc biệt thơm ngon hơn khi uống rượu đã được hâm nóng.
- Gạo Gohyaku Mangoku: Rượu Sake làm từ loại gạo này có vị dịu nhẹ, tươi mát và hương thơm nhẹ nhàng.
- Gạo Oseto: Dùng để sản xuất loại rượu Sake có hương thơm, mùi vị đậm đà, mộc mạc.
- Gạo Tamazakae: Rượu sake được chưng cất từ loại gạo này có vị dịu ngọt, sâu lắng, có phức hợp hương thơm đa dạng nếu được ngâm ủ đúng cách.
- Gạo Kame no O: Làm ra dòng rượu Sake có hương vị đặc sắc với vị chua axit rõ nét hơn so với các dòng rượu Sake khác.
Hầu hết các loại gạo được dùng để sản xuất rượu Sake kể trên đều được trồng nhiều ở các tỉnh miền Tây của nước Nhật như Hyogo, Hiroshima, Okayama, Fukuoka,...
Gạo dùng nấu rượu Sake cần phải đạt được những tiêu chuẩn nghiêm ngặt
Nhật Bản là quốc gia có khoảng 100 loại gạo khác nhau. Những tiêu chuẩn đo lường cho các loại gạo được sử dụng để chưng cất rượu Sake đều rất nghiêm ngặt. Những điểm khác biệt giữa gạo nấu rượu Sake và gạo ăn hằng ngày là:
- Cây lúa: Cây lúa trồng gạo Sake gao hơn 25% so với cây lúa gạo ăn thông thường. Giống lúa để làm rượu Sake khó trồng và khó thu hoạch hơn so với cây lúa thông thường.
- Hình thức hạt gạo: Kích thước bên ngoài của hạt gạo to hơn và trọng lượng lớn so với gạo ăn cơm hằng ngày. Gạo Sake ăn cũng ngon hơn nhưng vì là giống gạo quý nên chủ yếu dùng để nấu rượu, không ăn hằng ngày.
- Hàm lượng dinh dưỡng: Gạo dùng làm rượu Sake nhiều tinh bột, ít chất béo và ít đạm hơn so với gạo thông thường. Chất dinh dưỡng tập trung chủ yếu ở phần lõi của hạt gạo.
- Một số tiêu chí phân biệt khác: Khả năng hút nước, độ mềm của hạt gạo,...
Chất đạm và chất béo là những thành phần làm cản trở quá trình lên men rượu, làm lệch hương vị chuẩn của rượu Sake và làm giảm độ tinh khiết của rượu. Các chất này có chủ yếu ở lớp vỏ ngoài hạt gạo. Vì vậy, trước khi làm rượu, người công nhân sẽ phải tiến hành mài bỏ phần vỏ ngoài của hạt gạo, chỉ giữ lại lớp lõi tinh bột bên trong hạt gạo (phần lõi tinh bột là phần chính để lên men). Tỷ lệ mài bỏ gạo càng cao thì rượu Sake sẽ càng thơm ngon hơn.
Rượu Sake Nhật Bản được lên men từ gạo nên chất lượng của gạo chính là một trong những yếu tố quan trọng quyết định tới chất lượng của rượu. Ở phần trên, chúng tôi đã đề cập tới những loại gạo cơ bản được sử dụng để sản xuất rượu Sake. Mỗi loại gạo lại có đặc trưng riêng, tạo điều kiện cho việc sản xuất ra các dòng rượu có hương vị riêng biệt.