MỚI: GẠO LỨC SẠCH GẠO SẠCH BẮC HƯƠNG
Sushi là món ăn truyền thống của Nhật Bản, được biết đến rộng rãi trên khắp thế giới, trong đó có Việt Nam. Là món ăn ngon nhưng không hề rẻ nên nhiều chị em nội trợ khéo tay hay làm đã quyết định tự làm sushi tại nhà. Và nếu muốn tự làm món ăn này sao cho ngon, chuẩn vị thì khâu quan trọng nhất chính là chọn đúng loại gạo làm sushi.
|
Sushi là món ăn truyền thống, là đại diện của văn hóa ẩm thực Nhật Bản. Sushi được làm từ cơm trộn với giấm, kết hợp với các loại cá, hải sản, ăn kèm với rong biển và rau củ tươi cùng mù tạt, gừng ngâm, nước tương Nhật Bản,... Dưới bàn tay khéo léo của các nghệ nhân, có hàng trăm món sushi được ra đời.
Sushi là món ăn truyền thống của người Nhật
Chính sự kết hợp khéo léo giữa cơm và hải sản tươi sống, sushi đã chinh phục được vị giác của hàng triệu thực khách khó tính trên thế giới. Bởi vậy, không chỉ được sử dụng tại Nhật, nhiều nhà hàng khắp thế giới, nhất là Việt Nam đều đã phục vụ món sushi.
Có nhiều loại sushi khác nhau, cụ thể là:
- Sushi nắm (còn gọi là nigirizushi). Đây là loại sushi phổ biến nhất
- Sushi cuộn (còn gọi là makizushi). Loại sushi này được cuốn tương tự như đồ cuốn của Việt Nam, bên ngoài được bao phủ bởi rong biển sấy khô.
- Sushi lên men (còn gọi là narezushi). Loại sushi này được ủ trong một thời gian dài để lên men.
- Sushi gói như bánh (còn gọi là oshizushi).
- Sushi rán (còn gọi là inarizushi).
- Sushi cuốn như hình nón (còn gọi là temaki).
Hương vị của sushi Nhật Bản được quyết định bởi loại gạo được dùng để làm sushi, đó là gạo trắng đặc biệt của người Nhật.
Gạo được làm sushi chuẩn của Nhật thường có hạt nhỏ, dẻo và có vị hơi ngọt. Gạo sushi dễ nấu, khi nấu thường nở nhiều, hạt mềm, dẻo và có độ kết dính rất cao. Tuy nhiên, nó không phải có đặc tính giống gạo nếp của Việt Nam nên nếu không mua được loại gạo chuẩn thì người dùng cũng đừng thử dùng gạo nếp thay thế nhé.
Cần chọn đúng loại gạo Nhật chuyên dùng làm sushi
Hiện nay, vì sushi đã phổ biến ở Việt Nam, nhu cầu tự làm sushi cũng cao nên việc tìm mua gạo sushi khá dễ dàng. Người dùng có thể tìm mua gạo trong các siêu thị lớn. Ngoài ra, các nguyên phụ liệu đi kèm trong quá trình làm sushi như mành tre, tấm rong biển hoặc giấm trộn gạo,... cũng đều có sẵn tại các hệ thống siêu thị, rất tiện lợi khi tìm mua.
Trường hợp không thể tìm mua được đúng loại gạo sushi của Nhật thì người dùng có thể thay thế bằng một số loại gạo khác như gạo Vialone của Ý, Kokuho Rose, gạo Dongbei, gạo Botan Calrose,... Tuy đây không phải là lựa chọn tối ưu nhưng nếu muốn bắt chước khoảng 80% hương vị của sushi chính tông thì các loại gạo này hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu.
Gạo Vialone của Ý có chất lượng tương tự như gạo Japonica của Nhật nên rất phù hợp với món sushi. Gạo Dongbei cũng là một lựa chọn thay thế không tồi. Đây là loại gạo có nguồn gốc từ vùng đông bắc của Trung Quốc (điều kiện thời tiết có nhiều điểm tương đồng với Nhật Bản), hạt gạo căng tròn, bóng mượt, mềm dẻo và độ dính khá giống gạo sushi. Đồng thời, khi nấu chín gạo Dongbei cũng không bị khô trở lại mà luôn mềm dẻo.
Trường hợp vẫn không thể tìm mua được các loại gạo nhập khẩu kể trên thì các bà nội trợ Việt Nam vẫn có thể làm sushi bằng các loại gạo dẻo của nước ta. Để cơm nấu ra có độ mềm, dẻo và khả năng kết dính như gạo Nhật thì ta có thể trộn thêm một chút gạo nếp vào với gạo tẻ (tỷ lệ tốt nhất của gạo nếp - gạo tẻ là 1:2).
Như vậy, để có thể làm sushi chuẩn vị, thơm ngon thì ta cần phải chọn gạo làm sushi đúng chuẩn của Nhật. Trường hợp không thể dùng gạo sushi Nhật thì chúng ta cũng có thể thay thế bằng các loại gạo khác có cùng đặc tính. Khi đã nấu cơm ngon rồi, việc làm sushi sẽ trở nên đơn giản hơn bao giờ hết.