MỚI: GẠO LỨC SẠCH GẠO SẠCH BẮC HƯƠNG
Gạo nếp và gạo tẻ là 2 loại gạo thông dụng, được sử dụng phổ biến nhất. Tuy nhiên, thực tế có khá nhiều người dùng không biết phân biệt gạo nếp gạo tẻ. Và nếu đang băn khoăn trước vấn đề này, người dùng có thể tham khảo thông tin hướng dẫn dưới đây.
|
Gạo nếp còn được gọi là gạo sáp, là loại gạo hạt ngắn, có độ kết dính cao, khi nấu có độ dẻo, thơm hấp dẫn. Gạo nếp được sản xuất từ cây lúa nếp. Loại cây này phổ biến ở các nước châu Á như Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Lào, Indonesia,... Ở Việt Nam, gạo nếp chủ yếu được dùng để nấu xôi, chè, làm bánh, nấu rượu,...
Gạo nếp ngắn, tròn, thường có màu trắng đục và có hàm lượng dưỡng chất cao
Thành phần dinh dưỡng của gạo nếp gồm nhiều loại vitamin và các dưỡng chất khác nhau. Đặc biệt, gạo nếp cẩm có thành phần dinh dưỡng vượt trội hơn với hàm lượng cao chất xơ, chất sắt, vitamin E và chất chống oxy hóa, giúp ngăn ngừa ung thư hiệu quả. Còn theo Đông y, gạo nếp có tính nóng, vị ngọt, dễ tiêu hóa, mang lại cảm giác ấm bụng khi ăn.
Gạo tẻ là một loại lương thực rất quan trọng, không thể thiếu trong bữa cơm hằng ngày của các gia đình châu Á. Thông thường, gạo tẻ được dùng để nấu cơm, làm một số loại bánh. Với tính mát, vị ngọt, nó được dùng để nấu cháo, giúp giải cảm, ngăn ngừa mất nước, giảm cơn khát,...
Trong gạo tẻ có chứa các thành phần dinh dưỡng đa dạng, rất cần thiết với sức khỏe như tinh bột, protein, vitamin C, vitamin B1, sắt,... Không chỉ cung cấp năng lượng, gạo tẻ còn có hàm lượng cao các chất ngăn chặn được sự xâm nhập của vi khuẩn vào cơ thể.
Dưới đây là những tiêu chí quan trọng giúp chúng ta có cách phân biệt gạo nếp gạo tẻ:
- Gạo nếp: Có thể dạng hạt dài hoặc hạt ngắn, khá tròn trịa, có màu trắng sữa giống như sáp.
- Gạo tẻ: Có hạt dài, kích thước nhỏ hơn hạt gạo nếp và có màu trắng hơi trong.
Có thể dựa vào hình thái hạt gạo để phân biệt gạo nếp gạo tẻ
Cả gạo nếp và gạo tẻ đều mang lại cho người dùng cảm giác ngọt khi nhai vì lượng đường có sẵn trong hạt gạo. Tuy nhiên, hương vị của 2 loại gạo này vẫn có những điểm khác biệt như:
- Gạo nếp: Khi nấu thành cơm nếp có độ kết dính cao, nở ít, dẻo, dính với nhau rất chắc và không tơi xốp, khi ăn vào có cảm giác no lâu.
- Gạo tẻ: Có khả năng nở ra nhiều, khi nấu sẽ cần thêm nhiều nước và có độ dẻo kém hơn so với gạo nếp. Khi nấu chín, gạo tẻ ít kết dính, các hạt có xu hướng rời rạc, tơi xốp và dễ ăn.
- Gạo nếp: Có ứng dụng đa dạng như nấu cơm nếp, nấu xôi, ủ rượu, làm bánh,...
- Gạo tẻ: Thường được dùng để nấu cơm trong các bữa ăn hằng ngày của các gia đình. Ngoài ra, còn có thể dùng gạo tẻ để nấu cháo cho trẻ em, người già hoặc người đang bị ốm, giúp họ dễ tiêu hóa hơn.
- Gạo tẻ: Có chứa nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho cơ thể như protein, tinh bột, vitamin B1, vitamin C, canxi, sắt, niacin,... Trung bình 100g gạo tẻ có chứa tới 350 Kcal, là nguồn cung cấp dinh dưỡng và năng lượng cần thiết cho cơ thể.
- Gạo nếp: Gạo nếp thông thường, đặc biệt là gạo nếp cẩm có thành phần dinh dưỡng được đánh giá cao hơn so với gạo tẻ với hàm lượng chất xơ, sắt, vitamin E và chất chống oxy hóa cao, giúp tăng cường sức khỏe và sức đề kháng cho cơ thể. Trung bình 100g gạo nếp có chứa 344 Kcal.
Tùy theo mục đích sử dụng, người dùng có thể lựa chọn gạo nếp hoặc gạo tẻ cho gia đình phục vụ cho việc nấu ăn hằng ngày hoặc làm bánh, làm cỗ,... Và khi mua gạo, quý khách nên chú ý chọn loại gạo có xuất xứ rõ ràng, được cung cấp bởi các đại lý uy tín với cam kết sản phẩm an toàn, không mối mọt, không tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật, không sử dụng hương liệu tạo mùi,... để hoàn toàn an tâm về chất lượng gạo.
Hẳn nhiều người đã từng nghe tới gạo hoang Bắc Mỹ nhưng thực sự không phải ai cũng hiểu được giống gạo này có đặc điểm như thế nào, công dụng ra sao. Cùng tìm hiểu kỹ hơn qua thông tin dưới đây bạn nhé.
|
Dù được gọi là gạo hoang nhưng thực tế loại này không phải là gạo. Chúng có hình dáng giống gạo và được chế biến giống các loại gạo khác. Thực tế, đây là hạt của một loại cỏ thủy sinh tương tự cây lúa. Loại cỏ này mọc tự nhiên trong đầm lầy nước ngọt nông, dọc theo bờ hồ hoặc suối.
Lúa hoang có nhiều loại khác nhau, chủ yếu là lúa có nguồn gốc từ Bắc Mỹ (cụ thể là vùng Great Lakes) và được thu hoạch dưới dạng hạt. Lúa hoang ban đầu được trồng, thu hoạch bởi người Mỹ bản địa.
Gạo hoang Bắc Mỹ có hình dáng tương đối giống hạt gạo bình thường
Lúa hoang Bắc Mỹ có lớp vỏ bên ngoài cứng, hạt bên trong giàu dinh dưỡng. Chúng có hàm lượng chất chống oxy hóa, protein, vitamin, chất xơ và khoáng chất cao hơn so với gạo trắng truyền thống. Đồng thời, nó còn có hàm lượng gluten và chất béo thấp.
Lợi ích của gạo hoang Bắc Mỹ được xem là siêu thực phẩm của thế kỷ vì có nhiều lợi ích đối với sức khỏe của người sử dụng như:
Gạo hoang có hàm lượng protein và chất xơ cao hơn so với các loại gạo thông thường và nhiều loại ngũ cốc khác. Chất xơ tối ưu hóa sự cân bằng cholesterol trong cơ thể. Đồng thời, nó giúp con người tiêu hóa tốt hơn, tăng cường nhu động ruột, giảm nguy cơ táo bón, tiêu chảy, đầy hơi, làm sạch hệ thống tiêu hóa hiệu quả. Đặc biệt, nó còn phòng ngừa các vấn đề tiêu hóa nghiêm trọng như loét dạ dày, trĩ, ung thư đại trực tràng.
Đồng thời, nguồn chất chống oxy hóa mạnh mẽ trong gạo hoang cũng góp phần bảo vệ cơ thể, chống lão hóa, ngăn ngừa ung thư, bệnh tim mạch,... hiệu quả. Kết quả phân tích trên 11 mẫu gạo hoang cho thấy nó có hoạt chất chống oxy hóa cao gấp 30 lần so với gạo trắng.
Gạo hoang Bắc Mỹ có nhiều công dụng đối với sức khỏe
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh tác dụng của gạo hoang Bắc Mỹ đối với sức khỏe tim mạch. Cụ thể, chế độ ăn uống có bổ sung gạo hoang giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch (nguy cơ mắc bệnh thấp hơn 16 - 21% so với nhóm đối chứng).
Cụ thể, việc tăng 25g gạo hoang vào bữa ăn mỗi ngày có thể làm giảm 12% nguy cơ đau tim. Một nghiên cứu khác cũng cho thấy ăn ít nhất 6 phần gạo hoang mỗi ngày sẽ làm giảm quá trình tích tụ mảng bám trong động mạch. Đồng thời, loại gạo này còn làm giảm cholesterol LDL có hại, ngăn ngừa nguy cơ tích tụ mảng bám trong động mạch, từ đó làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim hiệu quả.
Một chế độ ăn nhiều ngũ cốc nguyên hạt như gạo hoang Bắc Mỹ có thể làm giảm tới 20% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2. Tác dụng này có được là nhờ hàm lượng các khoáng chất, chất xơ, vitamin và hợp chất thực vật có trong loại gạo này. Cơm gạo hoang đã được chứng minh là có khả năng kiểm soát lượng đường trong máu, giảm kháng insulin rất tốt.
Chỉ số đường huyết chính là thước đo tốc độ tăng của lượng đường trong máu. Chỉ số đường huyết của gạo hoang là 57, tương đương gạo nâu và yến mạch. Điều này đồng nghĩa với việc ăn gạo hoang ít ảnh hưởng tới lượng đường trong máu sau khi ăn nên đây là loại thực phẩm rất phù hợp với bệnh nhân tiểu đường.
Vitamin C có trong gạo hoang kích thích cơ thể sản xuất các tế bào bạch cầu - tuyến phòng thủ của cơ thể chống lại các tác nhân, mầm bệnh và vi khuẩn từ bên ngoài. Đồng thời, vitamin C còn là thành phần quan trọng của collagen, hỗ trợ sản sinh các tế bào, mô và cơ quan, thành mạch máu, giúp chúng ta có một sức khỏe tốt hơn.
Với những thông tin trên, có thể khẳng định gạo hoang Bắc Mỹ chính là lựa chọn tuyệt vời cho sức khỏe của mỗi chúng ta.
Kinmemai Premium - loại gạo của Nhật Bản, được sản xuất bởi Toyo Rice Corporation, được coi là “kim cương”, “trứng cá tầm” của ngành công nghiệp gạo. Năm 2019, nó đã được ghi nhận là loại gạo đắt nhất thế giới với giá bán 109 USD/kg (tương đương gần 2.500.000 đồng).
Tuyển tập bài viết hay nên đọc:
|
Từ quá trình sản xuất tới xay xát đều trải qua các công đoạn tuyển chọn, giám sát nghiêm ngặt, gạo Kinmemai Premium xứng đáng là loại gạo đắt giá nhất thế giới.
Kinmemai Premium được sản xuất bằng cách lai tạo nhiều giống lúa khác nhau. Cụ thể, chúng được tuyển chọn từ những thương hiệu gạo chất lượng hàng đầu ở các tỉnh Gunma, Kumamoto, Gifu, Nagano và Niigata của Nhật Bản - chọn ra từ hơn 6.000 loại gạo trong cuộc thi gạo quốc tế hàng năm được tổ chức tại Nhật Bản. Mỗi loại gạo được tham dự cuộc thi đều được xem xét kỹ lưỡng từ công đoạn gặt lúa tới xay xát thành gạo cho tới khi nấu chín thành cơm.
Kinmemai Premium - loại gạo đắt nhất thế giới đến từ Nhật Bản
Để sản xuất, canh tác loại gạo này, người dân sẽ phải bỏ ra chi phí khá cao. Đồng thời, điều kiện sinh trưởng của nó cũng rất khắt khe nên sản lượng gạo hàng năm không nhiều. Ở tại địa phương cũng chỉ những gia đình khá giả mới có đủ điều kiện để mua ăn thường xuyên.
Gạo Kinmemai Premium được công ty Toyo Rice Corporation đưa vào danh sách các loại gạo đắt tiền nhất, được nhập với giá cao gấp 8 lần thị trường, sau đó ủ trong 6 tháng để tăng cường kết cấu và hương vị. Sau đó, các hạt gạo màu nâu sẽ trải qua quá trình Kinmemai (đánh bóng với công nghệ được cấp bằng sáng chế, giúp loại bỏ lớp sáp khó tiêu trên hạt gạo). Điều này cho phép giữ được một lớp dinh dưỡng trên gạo, không giống với các loại gạo trắng thông thường.
Sau khi nấu chín, khi đưa vào miệng một muỗng cơm Kinmemai Premium, người ăn sẽ cảm nhận được vị ngọt thanh rất khó mô tả. Hạt cơm được nấu chín có cảm giác mềm mướt như lông nhung, kết dính hoàn hảo, để lại dư vị trên đầu lưỡi, khiến chúng ta chỉ muốn ăn thêm nữa.
Mỗi gói gạo nấu được 1 bát cơm - giá khoảng 600.000 đồng
Loại gạo Nhật Bản này còn rất giàu vitamin B1, B3, B6, vitamin E, axit folic và chứa lượng lipopolysacarit cao gấp 6 lần so với các loại gạo thông thường. Nhờ đó, nó giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể và giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư.
Hồi cuối năm 2019, Toyo Rice Corporation đã mở bán lần đầu loại gạo này ra ngoài thị trường Nhật Bản với thị trường mục tiêu là Singapore vì người dân nước này rất quan tâm tới sức khỏe. Mỗi hộp Kinmemai Premium gồm 6 gói với cân nặng 140g, được bán lẻ cả hộp với giá là khoảng 155 USD (tương đương gần 3.500.000 đồng).
Mỗi gói gạo 140g này có thể nấu thành 1 bát cơm có đầy đủ dưỡng chất cần thiết. Như vậy, trung bình ta sẽ phải chi ra khoảng 26 USD/bát cơm (tương đương khoảng hơn 600.000 đồng).
Người Nhật vốn nổi tiếng cầu toàn với những sản phẩm hoàn hảo nên để nấu gạo Kinmemai Premium thì người dùng cũng cần biết cách nấu chuẩn theo kiểu Nhật. Cụ thể:
- Không cần vo gạo trước khi nấu mà chỉ cần cho gạo vào nồi cơm điện, ngâm nước 30 phút rồi bật nồi nấu là được.
- Ngâm nước 30 phút giúp cơm đạt hương vị tối ưu, có hương thơm, vị ngon ngọt đặc trưng và rất giàu dinh dưỡng.
Với mức giá đắt đỏ như vậy nên dù được ra mắt từ năm 2016 nhưng tới nay loại gạo này vẫn chỉ có ở Nhật Bản, Singapore chứ chưa cung cấp rộng rãi ra các nhà hàng quốc tế bởi mức giá đắt đỏ của nó khiến nhiều gia đình rụt rè, không dám móc hầu bao.
Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy không quá cần thiết phải bỏ ra mức chi phí lớn như vậy nhưng vẫn muốn ăn gạo Nhật Bản thì có thể tham khảo 2 dòng sản phẩm bình dân hơn là Kinmemai Better White và Kinmemai Better Brown với giá vừa hầu bao hơn, khoảng 9 USD/kg. Hoặc, người dùng cũng có thể mua các loại gạo dẻo, thơm của Việt Nam với chất lượng không hề kém cạnh nhiều mà giá bán ưu đãi hơn rất nhiều.
Gạo trắng, gạo nâu đều là những loại gạo quen thuộc trong đời sống hằng ngày. Bên cạnh đó, còn có loại gạo vô cùng bổ dưỡng, đó là gạo đen. Với tác dụng phòng ngừa bách bệnh, trong đó có ung thư, gạo đen từ xa xưa đã được hoàng tộc sử dụng, được ví như gạo tiến vua.
Tuyển tập bài viết hay nên đọc:
|
Nhiều người nghĩ rằng gạo chỉ có màu trắng. Tuy nhiên, thực tế có nhiều loại gạo với nhiều màu sắc khác nhau như gạo nâu, gạo đỏ,... Tuy nhiên, gạo màu đen mới là loại thượng hạng nhất, là loại ngũ cốc cao cấp với hàm lượng dinh dưỡng cao.
Đối với người Trung Quốc cổ, gạo đen là loại thức ăn quyền quý, chỉ dành riêng cho vua chúa và hoàng tộc. Nó có hàm lượng chất bổ dưỡng cao, khả năng chữa bệnh thần kỳ. Thậm chí, nếu thường dân bị bắt quả tang tự ý ăn loại gạo này thì họ sẽ bị xử phạt rất nặng, có thể bị xử tội chết.
Gạo đen chỉ được dâng lên vua chúa từ thời xa xưa
Nghiên cứu của Nhật Bản cho thấy gạo đen có nguồn gốc vào khoảng 10.000 năm trước. Tuy nhiên, gạo đen rất hiếm vì nó chỉ thỉnh thoảng mọc dưới dạng đột biến gen. Nó khiến cây lúa sản xuất ra lượng lớn chất chống oxy hóa anthocyanin. Người nông dân đã phát hiện ra sự bổ dưỡng của nó và tìm cách trồng đại trà.
Tới nay, gạo đen đã gần gũi hơn với các gia đình. Và theo các nhà khoa học, việc sử dụng gạo đen mang lại nhiều lợi ích sức khỏe hơn so với các loại gạo khác.
Không chỉ hiếm, gạo đen còn rất quý với nhiều công dụng cho sức khỏe như:
Theo các nhà khoa học, hợp chất anthocyanin trong gạo đen có hàm lượng rất cao. Hợp chất này có khả năng bảo vệ sức khỏe tim và não bằng cách hạn chế tình trạng viêm nhiễm, giảm cholesterol, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và chứng mất trí nhớ. Bên cạnh đó, gạo đen còn có hàm lượng đường thấp, nhiều vitamin E và chất xơ hơn so với gạo lứt nguyên hạt, giúp thúc đẩy tiêu hóa và bảo vệ trái tim.
Gạo đen có tác dụng tốt với bệnh nhân gan nhiễm mỡ không phải do nguyên nhân rượu bia. Cụ thể, các nhà khoa học đã nghiên cứu trên chuột bị bệnh gan nhiễm mỡ. Sau 7 tuần cho chuột ăn chế độ gạo đen, họ thấy mức độ máu trong mỡ được cải thiện, giảm đáng kể lượng triglyceride chất béo từ mỡ động vật và dầu thực vật, giảm nhiều cholesterol hơn. Từ đây, các nhà nghiên cứu đã khẳng định rằng việc ăn gạo đen giúp ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh gan nhiễm mỡ hiệu quả.
Gạo đen rất tốt cho sức khỏe của người sử dụng
Tuy sưng viêm là một phản ứng bình thường, chứng tỏ cơ thể khỏe mạnh, đang phản ứng với các loại vi khuẩn xâm nhập từ bên ngoài nhưng theo các bác sĩ, tình trạng viêm nhiễm kéo dài có thể gây ra nhiều bệnh nguy hiểm như hen suyễn, viêm khớp, ung thư,... Vì vậy, tìm ra các giải pháp chống sưng viêm là rất cần thiết.
Các nhà nghiên cứu của Hàn Quốc sau khi nghiên cứu hiệu quả chống viêm da của cám gạo đen và cám gạo lứt trên động vật cũng đã có kết luận rằng: Gạo lứt không hề có tác dụng trong việc chống viêm nhiễm. Còn gạo đen là thực phẩm rất hữu dụng trong việc phòng ngừa các bệnh liên quan tới tình trạng viêm nhiễm mãn tính.
Hiệp hội Ung thư Mỹ đã khẳng định hợp chất anthocyanin có trong gạo đen còn có đặc tính chống khối u rất mạnh. Cụ thể, hợp chất này ngăn chặn tình trạng di căn ung thư đại trực tràng và ung thư vú (trong các trường hợp được nghiên cứu).
Như vậy, các nhà nghiên cứu cũng tin rằng chất anthocyanin có khả năng giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, ung thư và nhiều vấn đề về sức khỏe khác. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có đủ bằng chứng cho thấy chất này có khả năng loại bỏ được các tế bào lão hóa hình thành trong cơ thể.
Hiện nay, sản lượng gạo đen trên thế giới chỉ bằng khoảng 10% so với gạo trắng. Bởi vậy, giá gạo đen có phần nhỉnh hơn gạo trắng. Tuy nhiên, với những lợi ích cho sức khỏe không thể thay thế thì loại gạo này vẫn rất đáng để mua, sử dụng trong gia đình.