MỚI: GẠO LỨC SẠCH GẠO SẠCH BẮC HƯƠNG
Rượu Sake là loại rượu truyền thống, đặc trưng của người Nhật. Loại rượu này được nấu từ các loại gạo quý của Nhật, cho mùi thơm lúa gạo ngọt ngào, không sốc như rượu mạnh. Để biết rõ hơn về các loại gạo nấu rượu Sake, người dùng có thể tham khảo thông tin chia sẻ dưới đây.
|
Sake là rượu nhẹ truyền thống của người Nhật. Có tài liệu cho rằng, loại rượu này đã xuất hiện từ cách đây hơn 2000 năm, là thức uống quý giá, chỉ dành cho các nghi lễ quan trọng của Thần giáo Nhật Bản. Về sau, rượu Sake được sản xuất phục vụ nhu cầu của người dân trong nước và xuất khẩu.
Nhắc đến Nhật Bản thì không thể bỏ qua rượu Sake
Ngày nay, nước Nhật có tới hơn 10.000 loại rượu sake khác nhau. Loại rượu này được sản xuất bởi bàn tay tài hoa của những bậc thầy chưng cất, pha chế nên không bị ảnh hưởng bởi bất kỳ nền văn hóa nào, không quốc gia nào có thể bắt chước được. Loại đồ uống này đang được sử dụng ở nhiều nơi trên thế giới vì có ưu điểm là vị nhẹ nhàng, thơm ngào ngạt mùi hương lúa gạo và không sốc như các loại rượu mạnh.
Có nhiều loại gạo được sử dụng để nấu rượu Sake và chúng có đặc tính khác so với gạo để ăn thường ngày. Cụ thể:
Một số cái tên tiêu biểu có thể kể đến gồm:
- Gạo Yamada Nishiki: Được ví là vua của các loại gạo nấu rượu sake. Rượu Sake được nấu từ loại gạo này có hương thơm ấn tượng, vị thơm ngon, dịu nhẹ, kết hợp rất hài hòa.
- Gạo Omachi: Tuy không thơm bằng loại gạo kể trên nhưng lại “thắng” ở hương vị tập trung, mộc mạc hơn. Vì vậy, loại gạo này thường được sử dụng để sản xuất các dòng rượu Sake cao cấp, đặc biệt thơm ngon hơn khi uống rượu đã được hâm nóng.
- Gạo Gohyaku Mangoku: Rượu Sake làm từ loại gạo này có vị dịu nhẹ, tươi mát và hương thơm nhẹ nhàng.
- Gạo Oseto: Dùng để sản xuất loại rượu Sake có hương thơm, mùi vị đậm đà, mộc mạc.
- Gạo Tamazakae: Rượu sake được chưng cất từ loại gạo này có vị dịu ngọt, sâu lắng, có phức hợp hương thơm đa dạng nếu được ngâm ủ đúng cách.
- Gạo Kame no O: Làm ra dòng rượu Sake có hương vị đặc sắc với vị chua axit rõ nét hơn so với các dòng rượu Sake khác.
Hầu hết các loại gạo được dùng để sản xuất rượu Sake kể trên đều được trồng nhiều ở các tỉnh miền Tây của nước Nhật như Hyogo, Hiroshima, Okayama, Fukuoka,...
Gạo dùng nấu rượu Sake cần phải đạt được những tiêu chuẩn nghiêm ngặt
Nhật Bản là quốc gia có khoảng 100 loại gạo khác nhau. Những tiêu chuẩn đo lường cho các loại gạo được sử dụng để chưng cất rượu Sake đều rất nghiêm ngặt. Những điểm khác biệt giữa gạo nấu rượu Sake và gạo ăn hằng ngày là:
- Cây lúa: Cây lúa trồng gạo Sake gao hơn 25% so với cây lúa gạo ăn thông thường. Giống lúa để làm rượu Sake khó trồng và khó thu hoạch hơn so với cây lúa thông thường.
- Hình thức hạt gạo: Kích thước bên ngoài của hạt gạo to hơn và trọng lượng lớn so với gạo ăn cơm hằng ngày. Gạo Sake ăn cũng ngon hơn nhưng vì là giống gạo quý nên chủ yếu dùng để nấu rượu, không ăn hằng ngày.
- Hàm lượng dinh dưỡng: Gạo dùng làm rượu Sake nhiều tinh bột, ít chất béo và ít đạm hơn so với gạo thông thường. Chất dinh dưỡng tập trung chủ yếu ở phần lõi của hạt gạo.
- Một số tiêu chí phân biệt khác: Khả năng hút nước, độ mềm của hạt gạo,...
Chất đạm và chất béo là những thành phần làm cản trở quá trình lên men rượu, làm lệch hương vị chuẩn của rượu Sake và làm giảm độ tinh khiết của rượu. Các chất này có chủ yếu ở lớp vỏ ngoài hạt gạo. Vì vậy, trước khi làm rượu, người công nhân sẽ phải tiến hành mài bỏ phần vỏ ngoài của hạt gạo, chỉ giữ lại lớp lõi tinh bột bên trong hạt gạo (phần lõi tinh bột là phần chính để lên men). Tỷ lệ mài bỏ gạo càng cao thì rượu Sake sẽ càng thơm ngon hơn.
Rượu Sake Nhật Bản được lên men từ gạo nên chất lượng của gạo chính là một trong những yếu tố quan trọng quyết định tới chất lượng của rượu. Ở phần trên, chúng tôi đã đề cập tới những loại gạo cơ bản được sử dụng để sản xuất rượu Sake. Mỗi loại gạo lại có đặc trưng riêng, tạo điều kiện cho việc sản xuất ra các dòng rượu có hương vị riêng biệt.
Xôi gạo nếp là món ăn quen thuộc trong bữa sáng hoặc trong các ngày lễ, tết, đám cưới, hội họp,… Món này dễ ăn, nhiều dưỡng chất, là món khoái khẩu của nhiều người. Tuy nhiên, có quan niệm là xôi là món cấm kỵ đối với người bị đau dạ dày. Để biết quan điểm này có chính xác hay không, cùng tìm câu trả lời qua thông tin dưới đây.
|
Dù có nhiều lợi ích nhưng xôi không phải là món phù hợp với tất cả mọi người. Cụ thể:
Ẩm thực Việt Nam rất phong phú với nhiều loại xôi khác nhau, từ xôi nếp nguyên bản tới xôi đậu xanh, xôi đậu tương, xôi ngô, xôi lạc, xôi hạt sen hoặc xôi gà, xôi chim,... Dù là xôi nguyên bản hay xôi kết hợp với các nguyên liệu khác thì gạo nếp vẫn là thành phần chính của món ăn này.
gạo nếp nấu xôi là món ăn được nhiều người yêu thích
Gạo nếp có hạt màu trắng đục, tròn ngắn và có độ dính dẻo cao. Gạo nếp có chứa nhiều tinh bột, vitamin B1,... - những chất dinh dưỡng rất cần thiết đối với cơ thể. Như vậy, món ăn chế biến từ gạo nếp như xôi sẽ có hàm lượng calo cao. Theo các bác sĩ, gạo nếp lành tính, vị ngọt, tính ấm, có khả năng giải độc tốt, bồi bổ tỳ vị, làm ấm bụng,... Trong dân gian cũng có nhiều bài thuốc sử dụng gạo nếp để trị rối loạn tiền đình, tiểu đường, tiểu đêm, tắc sữa ở phụ nữ sau sinh, hỗ trợ tuần hoàn máu, giảm buồn nôn,...
Xôi có nhiều tác dụng nhưng cũng có một số hạn chế, đặc biệt với người bị đau dạ dày. Cụ thể, khi nấu gạo nếp thành xôi, đặc biệt là xôi đậu xanh thì sẽ không tốt cho bệnh nhân đau dạ dày. Nguyên nhân vì độ dính của xôi sẽ khiến tinh bột liên kết với chất nhầy trong dạ dày, làm giảm khả năng chống lại axit và pepsin, gây ợ nóng, loét dạ dày. Việc ăn xôi khiến dạ dày phải co bóp nhiều hơn, tiết ra nhiều chất nhầy để tiêu hóa xôi, dễ dẫn đến đầy bụng, khó tiêu, làm tăng axit dạ dày dẫn tới ợ nóng, ợ chua.
Vì vậy, người bị đau dạ dày được khuyên là nên hạn chế ăn xôi, không ăn quá 1 - 2 lần/tuần và không nấu xôi với đậu xanh hay lạc. Bệnh nhân có thể ăn xôi trắng hoặc cháo gạo nếp để tiêu hóa dễ hơn.
Người bị đau dạ dày nên hạn chế ăn xôi nếp
Tuy được khuyên là không nên ăn xôi nhưng người bệnh đau dạ dày vẫn có thể ăn một số món làm từ gạo nếp khác. Đó là:
Gạo nếp nếu đem nấu thành cháo loãng, cho bệnh nhân dùng hằng ngày thì có thể mang lại những cải tiến tích cực cho bệnh đau dạ dày. Cụ thể, cháo gạo nếp được ninh nhừ, có nhiều nước nên giúp dạ dày dễ tiêu hóa thức ăn và không gây kích ứng trong dạ dày. Và để tăng thêm hương vị của cháo gạo nếp, giúp bệnh nhân đỡ ngán thì chúng ta có thể thêm vào món cháo một vài nguyên liệu như đậu đỏ, táo đỏ, gừng tươi,... Gạo nếp nấu với gừng tươi sẽ giúp giảm cơn đau dạ dày, giữ ấm cơ thể và góp phần làm giảm các cơn buồn nôn.
Gạo nếp có thể kết hợp với mật ong để giảm viêm loét dạ dày, giảm đau nhanh, mau chóng khỏi bệnh đau dạ dày (vì mật ong có tác dụng kháng viêm, nhanh làm lành vết thương). Để chế biến món ăn trị bệnh dạ dày từ 2 nguyên liệu này, người bệnh thực hiện như sau:
- Xay nhuyễn 30g gạo nếp;
- Nấu gạo nếp với một ít nước, để quyện lại như keo, hồ dán;
- Pha thêm khoảng 30g mật ong rừng, trộn đều lên.
- Sử dụng từng muỗng hỗn hợp trên mỗi ngày khi cơn đau dạ dày xuất hiện.
Kiên trì áp dụng phương pháp trên một tháng sẽ có kết quả khả quan.
Như vậy, có thể thấy bệnh nhân đau dạ dày có thể ăn xôi gạo nếp nhưng cần ăn khống chế về lượng xôi, tần suất ăn trong mỗi tuần. Đồng thời, người bệnh có thể kết hợp gạo nếp với các nguyên liệu khác để chế biến món ăn giàu dinh dưỡng, tốt cho dạ dày, hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.
Sushi là món ăn truyền thống của Nhật Bản, được biết đến rộng rãi trên khắp thế giới, trong đó có Việt Nam. Là món ăn ngon nhưng không hề rẻ nên nhiều chị em nội trợ khéo tay hay làm đã quyết định tự làm sushi tại nhà. Và nếu muốn tự làm món ăn này sao cho ngon, chuẩn vị thì khâu quan trọng nhất chính là chọn đúng loại gạo làm sushi.
|
Sushi là món ăn truyền thống, là đại diện của văn hóa ẩm thực Nhật Bản. Sushi được làm từ cơm trộn với giấm, kết hợp với các loại cá, hải sản, ăn kèm với rong biển và rau củ tươi cùng mù tạt, gừng ngâm, nước tương Nhật Bản,... Dưới bàn tay khéo léo của các nghệ nhân, có hàng trăm món sushi được ra đời.
Sushi là món ăn truyền thống của người Nhật
Chính sự kết hợp khéo léo giữa cơm và hải sản tươi sống, sushi đã chinh phục được vị giác của hàng triệu thực khách khó tính trên thế giới. Bởi vậy, không chỉ được sử dụng tại Nhật, nhiều nhà hàng khắp thế giới, nhất là Việt Nam đều đã phục vụ món sushi.
Có nhiều loại sushi khác nhau, cụ thể là:
- Sushi nắm (còn gọi là nigirizushi). Đây là loại sushi phổ biến nhất
- Sushi cuộn (còn gọi là makizushi). Loại sushi này được cuốn tương tự như đồ cuốn của Việt Nam, bên ngoài được bao phủ bởi rong biển sấy khô.
- Sushi lên men (còn gọi là narezushi). Loại sushi này được ủ trong một thời gian dài để lên men.
- Sushi gói như bánh (còn gọi là oshizushi).
- Sushi rán (còn gọi là inarizushi).
- Sushi cuốn như hình nón (còn gọi là temaki).
Hương vị của sushi Nhật Bản được quyết định bởi loại gạo được dùng để làm sushi, đó là gạo trắng đặc biệt của người Nhật.
Gạo được làm sushi chuẩn của Nhật thường có hạt nhỏ, dẻo và có vị hơi ngọt. Gạo sushi dễ nấu, khi nấu thường nở nhiều, hạt mềm, dẻo và có độ kết dính rất cao. Tuy nhiên, nó không phải có đặc tính giống gạo nếp của Việt Nam nên nếu không mua được loại gạo chuẩn thì người dùng cũng đừng thử dùng gạo nếp thay thế nhé.
Cần chọn đúng loại gạo Nhật chuyên dùng làm sushi
Hiện nay, vì sushi đã phổ biến ở Việt Nam, nhu cầu tự làm sushi cũng cao nên việc tìm mua gạo sushi khá dễ dàng. Người dùng có thể tìm mua gạo trong các siêu thị lớn. Ngoài ra, các nguyên phụ liệu đi kèm trong quá trình làm sushi như mành tre, tấm rong biển hoặc giấm trộn gạo,... cũng đều có sẵn tại các hệ thống siêu thị, rất tiện lợi khi tìm mua.
Trường hợp không thể tìm mua được đúng loại gạo sushi của Nhật thì người dùng có thể thay thế bằng một số loại gạo khác như gạo Vialone của Ý, Kokuho Rose, gạo Dongbei, gạo Botan Calrose,... Tuy đây không phải là lựa chọn tối ưu nhưng nếu muốn bắt chước khoảng 80% hương vị của sushi chính tông thì các loại gạo này hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu.
Gạo Vialone của Ý có chất lượng tương tự như gạo Japonica của Nhật nên rất phù hợp với món sushi. Gạo Dongbei cũng là một lựa chọn thay thế không tồi. Đây là loại gạo có nguồn gốc từ vùng đông bắc của Trung Quốc (điều kiện thời tiết có nhiều điểm tương đồng với Nhật Bản), hạt gạo căng tròn, bóng mượt, mềm dẻo và độ dính khá giống gạo sushi. Đồng thời, khi nấu chín gạo Dongbei cũng không bị khô trở lại mà luôn mềm dẻo.
Trường hợp vẫn không thể tìm mua được các loại gạo nhập khẩu kể trên thì các bà nội trợ Việt Nam vẫn có thể làm sushi bằng các loại gạo dẻo của nước ta. Để cơm nấu ra có độ mềm, dẻo và khả năng kết dính như gạo Nhật thì ta có thể trộn thêm một chút gạo nếp vào với gạo tẻ (tỷ lệ tốt nhất của gạo nếp - gạo tẻ là 1:2).
Như vậy, để có thể làm sushi chuẩn vị, thơm ngon thì ta cần phải chọn gạo làm sushi đúng chuẩn của Nhật. Trường hợp không thể dùng gạo sushi Nhật thì chúng ta cũng có thể thay thế bằng các loại gạo khác có cùng đặc tính. Khi đã nấu cơm ngon rồi, việc làm sushi sẽ trở nên đơn giản hơn bao giờ hết.
Gạo lứt có nhiều loại khác nhau, trong đó nổi tiếng nhất là gạo lứt huyết rồng. Vậy đây là loại gạo gì, có đặc điểm như thế nào, công dụng ra sao? Cùng tìm hiểu kỹ hơn về loại gạo này qua thông tin được chia sẻ dưới đây.
|
Gạo lứt huyết rồng là loại gạo huyết rồng được xay xát sơ qua, vẫn giữ được lớp cám dày bên ngoài nên có lớp vỏ màu nâu đặc biệt. Gạo có thành phần gồm chất xơ, chất đạm, chất béo, các vitamin B1, B2, B3, B6,... cùng các nguyên tố vi lượng như sắt, magie, canxi, photpho,... Đây là các chất cần thiết cho cơ thể và rất tốt cho sức khỏe.
Hạt gạo lứt huyết rồng có lớp vỏ và ruột màu đỏ
Giống gạo huyết rồng có xuất xứ ở vùng Đồng Tháp Mười và Tứ Giác Long Xuyên, được trồng ở đất ngập sâu 1 - 2m. Vì có nguồn gốc từ giống lúa hoang nên chúng có sức sống rất mạnh mẽ, không cần dùng tới hóa chất bảo vệ thực vật mà vẫn sinh trưởng tốt, không sâu bệnh. Bởi vậy, gạo huyết rồng có độ sạch cao, không bị lẫn tạp chất và rất an toàn cho người sử dụng.
Loại gạo này có lớp vỏ ngoài màu đỏ nên dễ bị nhầm lẫn với gạo lứt đỏ. Tuy nhiên, chúng ta có thể dễ dàng phân biệt thông qua việc bẻ đôi hạt gạo. Với gạo lứt đỏ, khi bẻ đôi hạt gạo ra thì bên trong ruột gạo có màu trắng. Còn với gạo lứt huyết rồng, khi bẻ đôi hạt gạo ra thì bên trong hạt gạo vẫn có màu đỏ hoặc hồng phớt. Hạt gạo mẩy, khi nấu thành cơm thì rất thơm ngậy, vị ngọt bùi và béo.
Tác dụng của gạo lứt huyết rồng ngoài có giá trị dinh dưỡng cao, đem lại nhiều giá trị cho sức khỏe của con người. Cụ thể:
Chỉ số đường huyết trong hạt gạo lứt thấp hơn rất nhiều so với các loại gạo khác. Như vậy, khi ăn gạo lứt, lượng đường và tinh bột mà bệnh nhân tiểu đường nạp vào cơ thể sẽ thấp hơn so với khi ăn cơm trắng. Đồng thời, hàm lượng magie cao có trong gạo lứt còn cải thiện hoạt động của insulin, góp phần làm giảm lượng đường thừa đi vào trong máu bệnh nhân.
Gạo lứt huyết rồng có nhiều công dụng đối với sức khỏe
Gạo lứt huyết rồng có khả năng tăng cường miễn dịch, ngăn ngừa tiểu đường thai kỳ cho những bà bầu nạp quá nhiều đường hoặc tinh bột vào cơ thể. Ngoài ra, theo các bác sĩ thì với những bà bầu trong thai kỳ có hàm lượng cholesterol tăng quá cao cũng nên ăn gạo lứt. Nguyên nhân vì gạo lứt có hàm lượng chất xơ dồi dào, giúp làm giảm lượng cholesterol LDL (cholesterol xấu). Vì vậy, loại gạo này giúp bà bầu giảm nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch.
Loại gạo này còn có công dụng làm đẹp hiệu quả. 1 bát bột gạo lứt chứa khoảng 1,2mg kẽm, thúc đẩy làn da tươi sáng, mái tóc khỏe mạnh, hạn chế mụn trứng cá trên da. Việc uống nước bột gạo lứt huyết rồng hằng ngày giúp thanh nhiệt, giải độc, thanh lọc máu, hỗ trợ chức năng gan, thận, giúp da hồng hào, sáng đẹp hơn. Đồng thời, gạo lứt còn giúp giảm cân, giảm mỡ bụng hiệu quả. Đặc biệt, gạo lứt giàu vitamin E và các khoáng chất, có thể dùng để đắp mặt, giúp da sáng mịn, mềm mại.
- Chống oxy hóa tuyệt vời: Gạo lứt giàu chất chống oxy hóa, giúp ngăn ngừa bệnh tim, ung thư tuyến tiền liệt, giảm nguy cơ đột quỵ và nhiều bệnh lý khác.
- Cải thiện chức năng tiêu hóa: Gạo lứt huyết rồng có hàm lượng chất xơ cao, giúp cơ thể dễ tiêu hóa, nhanh no và no lâu, hạn chế sự thèm ăn với những người đang gặp vấn đề về cân nặng.
- Cải thiện chức năng gan: chất axit phytin trong gạo lứt giúp hỗ trợ cơ thể đào thải độc tố, giúp gan làm việc đỡ nặng nhọc hơn trong việc thanh lọc cơ thể.
Có thể thấy, gạo lứt huyết rồng thực sự là loại thực phẩm có nhiều công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe. Để cải thiện sức khỏe, bạn có thể mua loại gạo này tại những địa chỉ phân phối uy tín, cam kết sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, không mối mọt, không sử dụng hương liệu,...